Năm mới đón chúng ta bằng niềm vui khi biến động căng thẳng nhất của đại dịch đã qua, lối sống “bình thường mới” đã nhịp nhàng vận hành cùng các hoạt động ngày trở lại, trong đó, trẻ em quay lại trường học được xem là điểm sáng trong giai đoạn này. Dù vậy, thật chẳng dễ dàng khi hàn gắn lại những gián đoạn mà đại dịch mang lại xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ, nơi sức khỏe thể chất và tinh thần đều gánh chịu những tổn thất nhất định.

Bên cạnh việc quay lại với một lịch trình sinh hoạt cùng các bộ môn vận động, bù đắp thời gian thiếu hụt cho phát triển thể chất, thì sức khỏe tinh thần và trí tuệ cảm xúc của trẻ cần được chăm sóc nhiều hơn thế. Hãy cùng Yoga Planet chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục trên hành trình nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc cùng bộ môn Yoga Kể chuyện sau những đổi thay mà đại dịch mang lại nhé.

Đại dịch đã tác động thế nào đến trí tuệ cảm xúc của trẻ? 

Theo định nghĩa khoa học, trí tuệ cảm xúc được hiểu là khả năng nhận thức, thấu hiểu và kiểm soát tình trạng cảm xúc một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, trí tuệ cảm xúc cũng được xem là khả năng tương tác với những người khác một cách phù hợp và thấu cảm, thông qua việc hiểu và tôn trọng cảm xúc của họ.

Trận đại dịch vừa qua buộc chúng ta phải chứng kiến cảnh chia xa giữa các thành viên trong gia đình với nhau, từ việc giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn sức khỏe đến việc chia lìa vì bệnh dịch, khiến trẻ không thể ở gần bố mẹ, ông bà không thể bên cạnh con cháu. Những xáo động trong xã hội đã mang đến những tác động tiêu cực cho trẻ và gia đình, khiến chúng ta cảm thấy cô đơn, hoang mang, sống trong âu lo và có thể dẫn đến trầm cảm. Bên cạnh đó, lịch trình sinh hoạt thường nhật như đến trường bị ảnh hưởng cũng là một thử thách cho trẻ và gia đình. (Unicef, 2020).

Cùng Yoga Planet tiếp bước trên hành trình nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc sau đại dịch

Yoga Planet hiểu rằng, thật không dễ dàng để nhận biết những cảm xúc đang diễn ra bên trong và học cách truyền đạt chúng ra bên ngoài. Trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng sẽ gặp phải trở ngại này. Để trí tuệ cảm xúc được nuôi dưỡng và phát triển một cách khỏe mạnh, chúng ta cần nắm được những điều sau:

  1. Gọi đúng tên cảm xúc: Không chỉ dừng ở buồn, vui, giận, … cảm xúc có muôn mặt với vô vàn biểu hiện khác nhau. Trẻ cần học được cách gọi đúng tên cảm xúc mình đang cảm nhận, để từ đó có được hành vi ứng xử, tương tác phù hợp. Xuyên suốt quá trình này, nhà trường và phụ huynh cần tạo ra một môi trường phù hợp để trẻ cảm thấy an tâm khi bộc lộ những suy nghĩ của mình.
  2. Hiểu cảm xúc này đến từ đâu: Việc tìm về nguyên nhân và thảo luận để có cách giải thích/ giải quyết phù hợp khi trẻ đang có những cảm xúc bên mình là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, quá trình tìm ra nguồn cơn đôi khi sẽ mất thời gian khi trẻ chưa biết cách diễn đạt, ba mẹ và thầy cô lại nóng lòng muốn giúp đỡ con. Hãy cùng hít thở thật sâu để tâm trạng thật bình tĩnh, sau đó bắt đầu với những câu hỏi nhằm khơi gợi, dẫn dắt để trẻ dần dần đưa ra các “manh mối”, giúp chân dung câu trả lời hiện ra một cách rõ ràng hơn.
  3. Kiểm soát cảm xúc sao cho phù hợp với việc học tập và tương tác xã hội: Khi đã nhận diện cảm xúc và biết rõ nguyên nhân, trẻ sẽ học cách kiểm soát cảm xúc để tương tác với từng cá nhân trong các vấn đề phù hợp. Ví dụ, ba mẹ sẽ làm gì khi trẻ cảm thấy lo lắng cho ngày quay trở lại trường học sắp tới? Hoặc thầy cô sẽ phản ứng thế nào khi trẻ muốn về nhà ngay khi vừa đến trường? Những tình huống này rất dễ xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh “bình thường mới”, khi niềm vui ngày gặp lại đến rất gần.

Với các giờ thực hành Yoga Kể chuyện được thiết kế nhằm cải thiện phát triển thể chất, kích thích các giác quan, phát triển trí tưởng tượng, xây dựng sự nhận thức, thúc đẩy tương tác xã hội và nuôi dưỡng sự sáng tạo, Yoga Planet tin rằng trí tuệ cảm xúc của trẻ sẽ được phát triển khỏe mạnh khi có sự chung tay của nhà trường và phụ huynh. Cùng nhận biết, thực hành và chia sẻ để xua đi những lo âu trong trẻ, giúp trẻ thư giãn, bình tâm. Từ đó, trẻ sẽ sẵn sàng để tiếp thu và phát triển một cách toàn diện, như mầm cây vươn lên đón nắng sau cơn mưa dài.

Leave a Reply